
Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng trong quản lý chất thải. Tăng trưởng kinh tế nhanh, đô thị hóa và thay đổi lối sống đã làm gia tăng lượng chất thải rắn, với ước tính khoảng 15% tăng lên tại khu vực đô thị và 45-60% tăng lên tại khu vực nông thôn không được thu gom, và chỉ cso 10% được thu hồi để tái chế và tái sử dụng. Trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trên cả nước khoảng 61.000 tấn/ngày (22,3 triệu tấn/năm) với 71% được xử lý tại các bãi chôn lấp. Hơn nữa, tổng lượng chất thải dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 15 năm tới. Lượng chất thải này rò rỉ ra môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa là chất gây ô nhiễm lớn nhất cho đất, nước, và không khí, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và đe dọa hệ sinh thái. Song song với đó, vẫn có các cơ hội phát triển bền vững. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chỉ tiêu 12.4 (quản lý thân thiện với môi trường các loại hóa chất và chất thải) là chiến lược có rủi ro thấp trong kế hoạch hành động quốc gia hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Đứng trước khủng hoảng toàn cầu và sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng, phong trào chống rác thải nhựa tại Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả xã hội phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa một lần, và các sáng kiến khác bao gồm rà soát các chính sách về rác thải nhựa. Ông cũng khuyến khích việc thành lập liên minh các doanh nghiệp nhằm giải quyết các thách thức về rác thải nhựa. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ ngừng nhập khẩu phế liệu nhựa từ năm 2025. Vậy nên, GreenHub đã tận dụng cơ hội này, dẫn đầu các đánh giá chất thải mới trong cộng đồng, doanh nghiệp, đơn vị giáo dục và du lịch, củng cố mạng lưới về quản lý chất thải và vận động chính sách.