Skip links

Nghiên cứu CSIRO

Ô nhiễm nhựa và rác thải biển

Mô tả

Tên dự án: Khảo sát rác thải biển toàn cầu
Địa điểm:Việt Nam
Thời gian: 24 tháng (2017 – 2019)

Chi tiết

Rác thải biển, đặc biệt là ô nhiễm nhựa địa dương đã được xác định là một nguy cơ đối với đa dạng sinh học, nền kinh tế, sức khỏe con người, quản lý nghề cá, du lịch. Có đến 80% rác thải biển có nguồn gốc từ đất liền. Khảo sát định lượng ô nhiễm nhựa các khu vực ven biển rất quan trọng với chi phí thấp để xây dựng bộ dữ liệu có thể cho phép đánh giá và giám sát lâu dài vấn đề này, để có thể hiểu rõ địa điểm nào, tại sao rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa thải ra môi trường biển thay vì chỉ khu vực ở ven biển.

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (CSIRO) đang thực hiện dự án khảo sát ô nhiễm biển lớn nhất thế giới, với hơn 20 quốc gia, đánh giá và là đầu vào cho xây dựng kế giải pháp giảm lượng rác thải nhựa vào đại dương, bằng cách sử dụng dữ liệu thực được thu thập trên bờ biển và thành phố trên toàn cầu. Tại Việt Nam, CSIRO hợp tác với Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) để thực hiện khảo sát và nâng cao năng lực cho các đối tác địa phương, sinhv viên về phương pháp nghiên cứu làm nền tảng cho chương trình giám sát ô nhiễm nhựa biển.

Mục tiêu:

- Dự án nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp khoa học lấy mẫu tại hiện trường để đo lường và mô hình hóa toán học để ước tính, sự phân phối và di chuyển chất thải nhựa gần các trung tâm đô thị, dọc theo đường thủy, trên bờ biển và trong đại dương.

Đầu ra:

- Dự án thiết kế phù hợp với Việt Nam. Những dữ liệu này sẽ bao gồm một bộ dữ liệu toàn diện về nhựa trên đất liền, dọc theo các con sông, tại giao diện ven biển và trong đại dương cho các thành phố ven biển lớn trên thế giới. Chúng tôi sẽ sử dụng những dữ liệu này với các mô hình thống kê để tạo ra các bản đồ làm nổi bật các chùm nhựa nổi lên từ các trung tâm đô thị và các khu vực lân cận. Kết quả từ nghiên cứu sau đó sẽ ước tính lượng nhựa từ các sợi bị mất vào đại dương mở hoặc được chuyển trở lại đất liền.

Địa bàn hoạt động:

- Bao gồm khu vực các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình và các thành phố lân cận Bắc Ninh, Hà Nội.

Hành trình:

- Giai đoạn 1: (2018-2019) kết quả chương trình khảo sát rác thải biển toàn cầu 2018: 02 chuyên gia quốc tế từ Úc hỗ trợ; có 80 điểm nghiên cứu tại các tỉnh; 27 mẫu nước biển đã được thu gom; với sự tham gia 30 bạn sinh viên, tình nguyện viên trong 14 ngày làm việc đợt 1.

Hoạt động:

- Thiết kế kế hoạch lấy mẫu phù hợp với Việt Nam, thực hiện một khóa đào tạo cho các nhà điều tra và tiến hành điều tra chất thải nhựa để tạo ra một bộ dữ liệu về nhựa trên đất liền, dọc theo các con sông, tại mặt phân cách ven biển và trên đại dương cho các thành phố ven biển lớn trên thế giới.

- Tạo ra các bản đồ mà làm nổi bất các tập hợp nhựa nổi lên từ các trung tâm đô thị và các khu vực lân cận. Kết quả từ nghiên cứu sau đó sẽ ước tính lượng nhựa từ các tập hợp bị trôi ra đại dương hoặc được chuyển trở lại đất liền.

- Các kết quả sẽ được sử dụng để đưa vào ngành công nghiệp về các thực hành tốt cũng như có thể được dùng làm cơ sở co việc vận động để thúc đẩy áp lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng và quy định xử lý chất thải.

Explore
Drag