Skip links

Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương – USAID

Tên dự án:
Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương(Dự án LSPP)
Địa bàn dự án:
4 thành phố: Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam)
Thời gian:
3 năm (01/08/2020 – 31/07/2023)
Nhà tài trợ: /dt>

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub – Điều phối)
Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE)
Trường Đại học Y tế Công cộng – Mạng lưới Một Sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (HUPH-VOHUN)
Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế (GIMASYS)

Việt Nam là một trong 5 nước phát thải rác nhựa ra môi trường biển nhiều nhất thế giới, thải ra 0.28 – 0.73 triệu tấn mỗi năm. Trên toàn quốc, ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng nhận được nhiều sự chú ý, tuy nhiên mức độ truy cập kiến thức, hợp tác và năng lực thay đổi nhận thức ở địa phương vẫn còn yếu. Hơn nữa, hiện tại chưa hề có các sáng kiến tập trung hoặc nền tảng số về ô nhiễm nhựa ở Việt Nam cho các bên liên quan tương tác và kết nối, cũng như các giải pháp di động để cung cấp kiến thức sức khỏe môi trường và thông tin đáng tin cậy về cộng đồng rác thải nhựa, hỗ trợ ưu tiên thực hiện các hành động tập thể, tạo ra các nhóm trực tuyến, hoặc chia sẻ các giải pháp cộng đồng. Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường”, sẽ được thực hiện bởi GreenHub và 03 đối tác (ISPONRE, HUPH-VOHUN, GIMASYS) từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 7 năm 2023.

Mục tiêu chung của dự án là nhằm giảm ô nhiễm nhựa thông qua các hành động địa phương, huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và cá nhân, tập trung vào: 1) nhận thức về vấn đề sức khỏe môi trường, 2) các vấn đề địa phương và thông tin, dữ liệu tại địa phương để vận động chính sách, 3) chính sách, 4) các sáng kiến kinh doanh liên quan, 5) truyền thông (kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại).

Tập trung vào:
Mục tiêu 1: Tăng cường năng lực của các đối tác địa phương; kết nối với các bên liên quan, cơ quan nhà nước và các đối tác nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa và ảnh hưởng của ô nhiễm nhựa đến sức khỏe;
Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực địa phương để xây dựng, truy cập và sử dụng dữ liệu từ dự án để cung cấp thông tin và đóng góp xây dựng hoặc thực hiện chính sách đối với các vấn đề rác thải, ô nhiễm nhựa tại địa phương và tác động của ô nhiễm đến sức khỏe.

Explore
Drag