Skip links

VNZW – Phú Yên

Tên dự án:
Xây dựng phong trào không-rác-thải thông qua các tỉnh duyên hải
Chiến lược 1:
Thí điểm xây dựng mô hình không rác thải tại các tỉnh ven biển và vùng lân cận
Địa điểm:
Phú Yên
Thời gian:
3 năm (2019 – 2021)

Dự án thuộc Mạng lưới Zero Waste Việt Nam, với mục tiêu “Không-rác-thải” tại 5 khu vực thí điểm tại Việt Nam (Cát Bà/Hạ Long, Xuân Thuỷ, Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và Phú Quốc). Tuy nhiên, sau khi làm việc với đối tác tại Phú Quốc, dự án quyết định thay đổi khu vực thí điểm. Sau khi khảo sát Phú Yên vào tháng 4/2019, GreenHub đề xuất lựa chọn tỉnh Phú Yên thay cho Phú Quốc. 

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 560km. Theo báo cáo tổng cục thống kê năm 2018, dân số tỉnh Phú Yên là 899,400 người với tỷ lệ phụ nữ chiếm tới gần 50% tổng dân số. Phú Yên có đường bờ biển dài 189km với các vịnh, bãi biển, đầm nước và đầm phá ven biển. Nhiều khu vực của Phú Yên còn nguyên sơ, động và thực vật phong phú, đa dạng, không bị ảnh hưởng bởi con người và ô nhiễm môi trường. Những vẻ đẹp thuần khiết này đang khiến Phú Yên trở thành một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt với các du khách trong nước và các nhà đầu tư.

Kinh tế Phú Yên đang trên đà phát triển, với tốc độ tăng trưởng lên tới 8.2% (Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, 2018) trực tiếp khiến lượng rác thải rắn ở cả vùng đô thị, duyên hải và nông thôn tăng nhanh. Dựa theo số liệu của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh, mỗi ngày, Phú Yên thải ra môi trường 510 tấn rác. Hai đô thị là Tuy Hòa và Sông Cầu đã thải tới 40% lượng rác của toàn tỉnh với lần lượt là 130 tấn và 65 tấn. Tuy nhiên, chỉ 76% lượng rác thải được thu gom, và chỉ một phần được xử lý đúng cách, không gây nguy hại tới môi trường. Lượng rác còn lại được đổ, chất đống tại các bãi rác để đốt hoặc chôn lấp. Cả hai phương thức đều có tác hại lớn tới môi trường của tỉnh.

Quan trọng hơn, trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế – Xã hội tới 2020, tầm nhìn 2030, lãnh đạo tỉnh (Hội đồng nhân dân) đã xác định du lịch là ngành công nghiệp then chốt trong phát triển kinh tế tỉnh, với mục tiêu tới năm 2020, Phú Yên sẽ đón tới 2 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo dự đoán, ngành du lịch tỉnh sẽ bùng nổ trong thời gian tới, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng rác thải rắn từ khách du lịch và các dịch vụ đi kèm. Dự án thuộc Mạng lưới Zero Waste Việt Nam, với mục tiêu “Không rác thải” tại 5 khu vực thí điểm tại Việt Nam (Cát Bà/Hạ Long, Xuân Thuỷ, Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và Phú Quốc). Tuy nhiên, sau khi làm việc với đối tác tại Phú Quốc, dự án quyết định thay đổi khu vực thí điểm. Sau khi khảo sát Phú Yên vào tháng 4, 2019, GreenHub đề xuất lựa chọn tỉnh Phú Yên thay cho Phú Quốc. 

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 560km. Theo báo cáo tổng cục thống kê năm 2018, dân số tỉnh Phú Yên là 899,400 người với tỷ lệ phụ nữ chiếm tới gần 50% tổng dân số. Phú Yên có đường bờ biển dài 189km với các vịnh, bãi biển, đầm nước và đầm phá ven biển. Nhiều khu vực của Phú Yên còn nguyên sơ, động và thực vật phong phú, đa dạng, không bị ảnh hưởng bởi con người và ô nhiễm môi trường. Những vẻ đẹp thuần khiết này đang khiến Phú Yên trở thành một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt với các du khách trong nước và các nhà đầu tư.

Kinh tế Phú Yên đang trên đà phát triển, với tốc độ tăng trưởng lên tới 8.2% (Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, 2018) trực tiếp khiến lượng rác thải rắn ở cả vùng đô thị, duyên hải và nông thôn tăng nhanh. Dựa theo số liệu của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh, mỗi ngày, Phú Yên thải ra môi trường 510 tấn rác. Hai đô thị là Tuy Hòa và Sông Cầu đã thải tới 40% lượng rác của toàn tỉnh với lần lượt là 130 tấn và 65 tấn. Tuy nhiên, chỉ 76% lượng rác thải được thu gom, và chỉ một phần được xử lý đúng cách, không gây nguy hại tới môi trường. Lượng rác còn lại được đổ, chất đống tại các bãi rác để đốt hoặc chôn lấp. Cả hai phương thức đều có tác hại lớn tới môi trường của tỉnh.

Quan trọng hơn, trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế – Xã hội tới 2020, tầm nhìn 2030, lãnh đạo tỉnh (Hội đồng nhân dân) đã xác định du lịch là ngành công nghiệp then chốt trong phát triển kinh tế tỉnh, với mục tiêu tới năm 2020, Phú Yên sẽ đón tới 2 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo dự đoán, ngành du lịch tỉnh sẽ bùng nổ trong thời gian tới, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng rác thải rắn từ khách du lịch và các dịch vụ đi kèm.

Để gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, tỉnh Phú Yên cần có những chính sách quản lý rác thải để xây dựng nền kinh tế bền vững trong tương lai. Chủ tịch tỉnh Phú Yên nhận ra những khó khăn tiềm tàng và phải hành động để đón đầu. Qua các buổi họp gần đây giữa GreenHub và các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Phú Yên đã cho thấy tiềm năng lớn trong thúc đẩy hợp tác giữa tổ chức và các bên liên quan nhằm phát triển một khung hoạt động đồng bộ trong quản lý rác thải.

Dự án đặt mục tiêu trong vòng 3 năm, mô hình thí điểm tại tỉnh Phú Yên giảm 25% lượng rác thải (tại các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn và khu vực du lịch được chọn). Những phương pháp này được phát triển và triển khai bởi các tổ chức Phi chính phủ thuộc Liên minh Không rác thải Việt Nam, phối hợp cùng các cơ quan công quyền địa phương và sự tham gia của các đối tượng được chọn. Trong năm đầu tiên, một cơ sở xử lý chất thải sẽ được phát triển dựa trên các hoạt động khảo sát / kiểm toán / thu thập dữ liệu / đào tạo để nắm bắt được toàn bộ hệ thống chất thải hiện tại, và sau đó hỗ trợ / tạo điều kiện cho tỉnh xây dựng kế hoạch hành động quản lý chất thải dựa trên những phát hiện và kiến nghị. Từ năm thứ 2 và năm thứ 3 của dự án, các tổ chức phi chính phủ của VZWA sẽ hỗ trợ tỉnh thực hiện và giám sát các hoạt động liên quan, bao gồm thí điểm mô hình không rác thải tại các nhóm đối tượng và đối tác được lựa chọn.

Kết quả: Xây dựng cơ sở cho chất thải rắn/nhựa tại Phú Yên, cho phép phát triển các giải pháp và giám sát việc thực hiện.

Hoạt động #1: Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm xác định và lựa chọn địa điểm cho dự án.

Hoạt động #2: Khảo sát chuyên sâu về quản lý chất thải sinh hoạt của nhà hàng, khách sạn, hộ gia đình và khu vực du lịch tại vùng dự án.

  • Kiểm toán rác thải tại ít nhất 60 hộ gia đình trong một phường/xã.
  • Kiểm toán rác thải tại 2 nhà hàng lớn, 3 nhà hàng vừa và 3 nhà hàng nhỏ.
  • Kiểm toán rác thải tại 2 khách sạn lớn, 3 khách sạn vừa và 3 khách sạn nhỏ.
  • Kiểm toán rác thải liên tục trong 1 tuần.
  • Khảo sát ít nhất 1 khu du lịch.
  • Tập huấn và thu thập dữ liệu rác thải tại một khu vực biển tại thành phố Tuy Hòa.

Hoạt động #3: Tổ chức đối thoại “Không-rác-thải” nhằm báo cáo kết quả kiểm toán rác thải tại nhà hàng, khách sạn và các hộ dân; đánh giá tình hình hiện tại và đề xuất giải pháp Không-rác-thải; áp dụng các kết quả để đưa ra các kiến nghị cho kế hoạch hành động quản lý rác thải.

Explore
Drag