HIỂU NHỰA CÙNG LSPP: Thực hự việc cách ly đồ nhựa để sống xanh

Ngày nay, trước tình trạng rác thải nhựa trên hành tinh ngày một trầm trọng, nhựa dường như lại trở thành tội đồ của trái đất. Cũng chính vì nguyên nhân này mà có rất nhiều người theo đuổi lối sống xanh đang dần vứt đồ nhựa để chuyển qua các đồ vật làm từ nguyên liệu thay thế. Liệu việc cách ly khỏi nhựa có phải là điều đúng đắn để sống xanh? Hãy cùng tìm hiểu ứng dụng của nhựa trong đời sống để tìm câu trả lời nhé

  1. Nhựa ra đời với mục đích tốt đẹp

Bạn có biết, nhựa ra đời vào cuối thế kỷ 19 để cứu loài voi khỏi bị giết nhằm mục đích thu hoạch ngà để tạo ra những quả bóng bi-a chất lượng cao. Đây còn là vị cứu tinh của một số loài động vật khác như rùa – nguyên liệu làm lược, san hô – nguyên vật liệu làm trang sức. Ngày nay, nhựa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, nội thất và một số ngành công nghiệp khác.

Nhựa ra đời với mục đích tốt đẹp

2. Nhựa trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm

Nhựa làm chai lọ, bao bì đựng thực phẩm nhờ giá thành rẻ, dễ dàng vận chuyển và bảo quản sản phẩm tương đối tốt.

Hàng chục triệu sản phẩm mỹ phẩm ra đời mỗi năm với các mẫu bao bì khác nhau. Đặc tính ưa chuộng tính thẩm mỹ của ngành mỹ phẩm chắc chắn không thể làm khó các chất liệu nhựa cao cấp.

3. Nhựa trong ngành Y tế

Dù còn nhiều tranh cãi nhưng hầu hết các loại thuốc đều được bảo quản bằng các chai lọ, ống vỉ… Ngoài chức năng bảo vệ dược phẩm khỏi tác động của khí hậu, môi trường, bao bì nhựa còn là nơi in ấn các thông tin cần biết về sản phẩm.

Ngoài ra, nhựa cũng được ứng dụng để nâng cao cơ hội điều trị cho bệnh nhân. Các kỹ thuật nội soi khớp hay dò tìm chẩn đoán mạch máu đều được tiến hành dựa trên cơ sở của các thiết bị nhựa.

 4. Nhựa trong ngành xây dựng

Nhựa là lựa chọn hấp dẫn về mặt kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Nhựa trong xây dựng chủ yếu được sử dụng cho con dấu, hồ sơ, đường ống, dây cáp, tấm trải sàn và vật liệu cách nhiệt.

5. Nhựa không sai, chúng ta sai

Bản thân đồ nhựa không sai, quan trọng là cách chúng ta sử dụng thôi nè. Nếu chúng ta lạm dụng nhựa một lần mới có thể khiến rác thải nhựa thành vấn nạn. Nếu đồ nhựa vẫn còn giá trị sử dụng, đừng vội vứt bỏ nó để chuyển sang các nguyên liệu thay thế. Hãy cân nhắc lại việc tiêu dùng của bản thân, xem xét đến vật liệu, số lượng và mục đích sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu đồ dùng nhựa vẫn còn dụng tốt, giữ chúng lại và sử dụng cho những lần kế tiếp. Đồng thời, hãy tránh xa đồ nhựa dùng một lần, hướng tới những giải pháp bền vững vì một hành tinh xanh nhé 

Đừng quên lắng nghe thêm podcast Emotion số 4 của GreenHub – Những lầm tưởng về sản phẩm thay thế nhựa một lần để hiểu thêm về chủ đề này tại đây nhé:

➤ Spotify: https://spoti.fi/3v8rwjv

➤ Apple Podcasts: https://apple.co/3xfMzmW

#GreenHub#WasteManagement#USAID#LSPP#GreenShare#Hiểunhựa

———————

Nguồn tham khảo:

1. Science Matters: The Case of Plastics (Online), Có tại: https://www.sciencehistory.org/the-history-and-future-of…, [truy cập ngày 13/4/2022].

2. Bảo Trân (2022), Nhựa ra đời thế nào? [online], Có tại: https://vnexpress.net/nhua-ra-doi-the-nao-4022923.html, [truy cập ngày 13/4/2022].

3. Tạ Việt Phương (2019), Báo cáo ngành nhựa [pdf], có tại: http://www.fpts.com.vn/…/FPTSPlastic_Industry… [truy cập ngày 13/04/2022].

4. Đời không rác nhựa, Hiệp hội Bảo tồn biển, NXB Dân Trí, 2019