Skip links

[/HēRōS/: ZERO – ANH HÙNG 0] Anh Đào Đặng Công Trung – Người hùng nhặt rác thầm lặng ở Bán đảo Sơn Trà

Đối với những người không quen biết, anh Đào Đặng Công Trung hay bị nhầm tưởng là một nhân viên môi trường ở bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ấy vậy mà ít ai ngờ rằng anh lại là một vị Giám đốc du lịch giàu tâm huyết và có một tình yêu mãnh liệt đối với cảnh quan và động vật nơi đây. Trong 11 năm gần đây, chẳng có ngày nào là anh ngần ngại đi nhặt từng chiếc túi nilon, từng chiếc chai nhựa, từng mẩu rác bị bỏ lại. Luôn giữ trong mình một niềm khát khao cống hiến cho “lá phổi xanh” của thành phố cùng tâm niệm lan tỏa ý thức giữ gìn môi trường: “Ta chỉ là chiếc lá việc của mình là xanh. Anh vẫn dự định sẽ tiếp tục công việc lan toả tới cộng đồng và hỗ trợ các tổ chức môi trường cho tới khi sức khỏe không cho phép nữa thì thôi.”

Được giáo dục bởi gia đình, trường học từ nhỏ, anh Trung đã luôn ý thức được rằng lối sống xanh cùng ý thức bảo vệ môi trường sống sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích này không chỉ phục vụ cho sức khỏe của bản thân mà còn mang lại lợi ích cho muôn loài, cho mẹ Trái Đất. Con người có nghĩa vụ phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống quanh ta không bị xâm hại bởi rác thải nhựa, rác thải khó phân huỷ. Khi rác bị tích tụ quá lâu, sự ô nhiễm và độc hại đó sẽ dần dần ảnh hưởng tới tuổi thọ con người, ảnh hưởng tới nguồn thức ăn, nguồn nước các loài động vật hoang dã. Vậy nên nếu ta muốn có sức khoẻ tốt lâu dài thì môi trường phải xanh sạch đẹp, hệ sinh thái và thời tiết phải luôn ổn định. Nhưng mà trong những năm gần đây, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa lại là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở những khu vực du lịch, khu vực bờ sông bãi biển.

Chính vì thế trong 11 năm nay, mỗi tháng trừ các ngày nghỉ thì anh Trung sẽ dành ra ít nhất 20 ngày để đi nhặt rác. Mọi sáng, mọi chiều trừ vào những ngày mưa bão, anh sẽ đi lặn biển vớt rác. ”Để có một lá phổi xanh cung cấp oxy cho Đà Nẵng thì cảnh quan môi trường cần được gìn giữ bảo vệ. Trước kia Sơn Trà đẹp lắm, biển thì phong phú không khí thì thoáng đãng. Nhưng giờ lượng khách du lịch tăng lên thì rác thải cũng nhiều thêm, môi trường nhiễm bẩn do rác thải con người mang theo và để lại, ô nhiễm bởi các loại rác không phân huỷ và rồi chúng cứ nằm ở đó trong nhiều năm vì không có người thu gom. Việc này sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường, môi sinh của các loài động thực vật, và ô nhiễm nguồn nước khi những cơn mưa gom nó chảy về suối. Thấy được thực trạng đó nên mình nghĩ rằng bản thân cần phải làm gì đó dù là nhỏ nhất, với suy nghĩ đơn giản rằng kiến tha lâu sẽ đầy tổ.” Vậy nên từ đó tới giờ, chẳng lần nào anh về tay không, ít thì 10kg, nhiều thì đến hơn 30kg, anh Trung nhặt không sót những gì khách tham quan bỏ lại.

Qua công việc thầm lặng của anh Trung, anh cũng đã phần nào đã lan toả được ý thức bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp trong cộng đồng trong và ngoài thành phố. “Trước đây 10 người thì 8 người xả rác, nhưng giờ thì điều đó hoàn toàn là ngược lại. Môi trường giờ đây sạch đẹp hơn rất nhiều, người tham quan cũng có ý thức hơn.” – anh Trung chia sẻ.

“Tuy nhiên, thu gom và phân loại rất đơn giản nhưng ta cũng cần phải đầu tư nhà máy tái chế và xử lí rác hiện đại thì mới giải quyết được vấn đề đầu ra. Sức con người có hạn nên ta không thể cứ thu gom chay như này được. Ngoài ra, ta cũng cần phải tuyên truyền thật mạnh và hình ảnh thật ấn tượng về tác hại của rác nhựa không phân huỷ , hoá chất và pin thì mới thức tỉnh được ý thức người dân. Chế tài phải mạnh, chính phủ cần tăng thuế doanh nghiệp trong việc sản xuất bao bì chai vỏ nhựa và giảm thuế các đồ dùng tái chế, đồ dùng thân thiện môi trường. 

Một phương pháp tốt anh thấy là chọn một hay một vài phường để thí điểm về phân loại và tái chế rác thải nhựa. Điều quan trọng nhất là ta cần phải giáo dục các em học sinh, các tầng lớp lao động thu nhập thấp về 5 nhóm rác chính (hữu cơ, nhựa, thủy tinh, pin, sắt thép) cùng cách xử lí chúng bởi những loại rác thải nguy hại như pin, chất tẩy rửa hay rác công nghiệp sẽ ngày một tăng lên. Và rồi khi thí điểm thành công, hiệu quả và thu lại được những kết quả nhất định thì sẽ nhân làm hình mẫu để tất cả mọi người cùng nhau hướng tới một tương lai không xả rác bừa bãi.”

#GreenHub #GreenLifestyle #WasteManagement #SustainableAgriculture #EnergyEfficiency #NatureConservation

——–

Anh hùng bắt đầu từ số 0

Vậy sao không trở thành anh hùng(?)

——–

✏️ Nếu các bạn muốn đóng góp những câu chuyện giản dị đời thường của chính mình hay những câu chuyện ý nghĩa cảm động diễn ra xung quanh đời sống thường ngày của bạn, vậy thì xin hãy gửi thư đến địa chỉ hòm thư sau đây!! 

Chúng mình luôn sẵn lòng tiếp đón những mẩu chuyện hay ho và thú vị liên quan tới hoạt động tạo môi trường và tác động tích cực tới mọi người xung quanh!!!

📬 Hòm thư góp ý: [email protected] 

📍 Lưu ý: Vui lòng các bạn hãy gửi mail với tiêu đề theo format sau đây:

Chuyenmucanhhung0-Cauchuyendonggop-HovaTen 

(VD: Chuyenmucanhhung0-Cauchuyendonggop-NguyenMinhHai)

Trong đó nội dung mail ghi rõ yêu cầu ĐƯỢC CHỈNH SỬA/KHÔNG ĐƯỢC CHỈNH SỬA bài viết.

Explore
Drag