Kẹo cao su và những gì bạn chưa biết

Kẹo cao su rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhất là với các bạn học sinh, sinh viên, và gần đây nhất là những anh chị sử dụng để tốt hơn cho răng miệng hoặc giảm tần suất hút thuốc lá.

Nhưng, mỗi năm toàn cầu thải ra khoảng 600.000 tấn bã kẹo cao su. Phần lớn trong số đó được vứt đi hư một loại rác thải, thậm chí còn bị “nhổ phẹt” ra mặt đường, tạo thành những vết đen xấu xí, bẩn thỉu…

Vậy bã kẹo cao su có thể gây ra các tác động như thế nào và các quốc gia trên thế giới “ứng xử” với kẹo cao su ra sao?

Kẹo cao su = chất tạo ngọt + chất nền kẹo cao su (làm bằng cao su tổng hợp/ nhựa) + chất làm mềm + hương liệu

Vậy chẳng phải kẹo cao su là nhựa dùng một lần và khó thu gom, khó xử lý?

Kẹo cao su tác động vô cùng lớn đến môi trường:

Chất nền kẹo cao su (gum-base) hay 20-30% khối lượng bã thải bỏ trong mỗi viên kẹo là cao su tổng hợp có tính co giãn, giữ được các đặc tính của chúng gần như vô thời hạn dưới mọi điều kiện thời tiết, có khả năng chống lại các hóa chất xâm thực và có đặc tính kết dính mạnh mẽ.

Do khả năng bám dính vào các bề mặt, kẹo cao su khó khăn trong việc vệ sinh, làm sạch. Tổ chức Zero Waste Scotland ước tính rằng phải tốn 1,50 bảng Anh để làm sạch mỗi mẩu bã kẹo cao su, trong khi bản thân sản phẩm chỉ tốn vài xu. Theo tài liệu của Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Nghị viện Anh, chính quyền địa phương đã chi hơn 400 triệu bảng Anh cho việc dọn dẹp đường phố mỗi năm.

Theo ước tính của Just One Ocean thì có 374 tỷ thanh kẹo cao su với tổng trọng lượng ước tính là 100.000 tấn được sản xuất. Nếu không được thu gom và xử lý thì đồng nghĩa có tới 100.000 tấn ô nhiễm nhựa được thải bỏ ra môi trường mỗi năm.

Việc dọn dẹp kẹo cao su sẽ làm tăng thêm chi phí này và có thể dẫn đến chi phí lớn hơn về lâu dài do hư hại vỉa hè khi xử lý bã kẹo cao su.

Các phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ bã kẹo cao su là sử dụng nước hoặc hơi nước, đôi khi sử dụng kèm với các tác nhân hóa học, để làm mềm, sau đó hòa tan hoặc phá vỡ tính kết dính của kẹo cao su.

Tuy nhiên, các lựa chọn này đều có những tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Nước hoặc hơi nước được sử dụng dưới áp suất cao có thể làm hỏng vữa kết nối giữa các viên gạch lát đường;
  • Làm sạch có thể làm hỏng vật liệu bề mặt. Ví dụ, nhựa đường bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.
  • Làm sạch theo từng chỗ bị dính bã kẹo cao su ít gây hư hại hơn nhưng lại tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp làm sạch toàn bộ cả tấm lát nền trong một lần.
  • Các phương tiện sử dụng nhiều nước hoặc thiết bị cồng kềnh sẽ gây khó chịu cho người đi bộ. Do đó, công việc thường được thực hiện vào ban đêm đồng nghĩa với mức độ tiếng ồn cần được xem xét.
  • Các thiết bị cồng kềnh có thể cần phải được cho phép để đi vào khu vực cần làm sạch;
  • Việc tạo ra hơi nước có thể tiêu tốn một lượng lớn năng lượng.

Kinh nghiệm tại các Quốc gia trên thế giới:

Phương pháp giải quyết của Singapore
Tại Singapore:

Singapore ban hành lệnh cấm hoàn toàn kẹo cao su vào năm 1992. Tuy nhiên, quy định này được nới lỏng vào năm 2002 khi kẹo cao su không đường được bán theo đơn thuốc như một phần của thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ. Hiện nay, Singapore vẫn nghiêm cấm việc nhập khẩu kẹo cao su trừ một số ngoại lệ là sản phẩm đăng ký như một sản phẩm điều trị theo Luật về sản phẩm y tế, hoặc sản phẩm sao cao su nha khoa nếu đáp ứng một số quy định cụ thể về nồng độ và trọng lượng một số chất nhất định, hoặc là đăng ký là sản phẩm kê theo toa thuốc trong Sổ đăng ký sản phẩm y tế.

Phương pháp giái quyết của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc:

Hệ thống Waste Charge System được áp dụng ở Hàn Quốc từ năm 1993 theo Luật Quản lý Chất thải (Waste Control Act). Hệ thống thu phí chất thải là một chính sách quy định các nhà sản xuất và nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí xử lý chất thải của các sản phẩm, vật liệu và bao bì có chứa các chất độc hại hoặc khó tái chế, thu gom. Kẹo cao su là một trong các sản phẩm thuộc hệ thống này với mức phí được xác định là 1.8% của giá bán hoặc nhâp khẩu.

Phương pháp giải quyết của Anh
Tại Anh Quốc:

Cục Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (The Department for Environment, Food and Rural Affairs (Defra)) thông báo về việc đạt được thoả thuận với những nhà sản xuất kẹo cao su, gồm Mars Wrigley, GlaxoSmithKline, và Perfetti Van Melle, sẽ đầu tư 10 triệu bảng Anh trong 5 năm tới để giảm việc thải bỏ kẹo cao su bừa bãi. Số tiền này được quản lý bởi tổ chức từ thiện Giữ cho Nước Anh Sạch sẽ (Keep Britain Tidy).

Phương pháp giải quyết tại Iceland

Tại Iceland:

Chính phủ yêu cầu phải dán nhãn không nhựa (plastic free) trên bao bì các sản phẩm thực phẩm vào cuối năm 2023 và đồng thời giới thiệu sản phẩm Simply Gum được làm từ tất cả các thành phần tự nhiên và hoàn toàn có thể phân hủy sinh học, giúp tốt hơn cho môi trường.

Phương pháp giải quyết tại Pháp
Tại Pháp

Luật phòng ngừa thải bỏ và Kinh tế tuần hoàn đã mở rộng đối tượng phải áp dụng EPR như kẹo cao su, đầu mẩu thuốc lá, tã, lót, bỉm dùng một lần, các sản phẩm làm vườn,…. Quy định đối với kẹo cao su làm từ nhựa tổng hợp không phân huỷ sinh học phải áp dụng EPR từ ngày 01/01/2024.

Phương pháp giải quyết tại Thủy Điển
Tại Thụy Điển:

Thuỵ Điển cũng mở rộng việc yêu cầu ghi nhãn cho nhiều danh mục sản phẩm hơn so với Chỉ thị của EU, để người tiêu dùng được thông báo về đặc tính nhựa sử dụng một lần, xử lý đầy đủ và các tác động môi trường liên quan của các sản phẩm, trong đó có kẹo cao su.