Tọa đàm “Tính cấp thiết trong việc đưa EPR vào thực hiện tại Việt Nam”


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1509

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1514

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1536

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1537

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1538

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1509

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1514

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1536

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1537

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in C:\home\site\wwwroot\wp-content\themes\betheme\functions\theme-functions.php on line 1538

Ngày 18 tháng 9 năm 2021 – Tọa đàm về “Tính cấp thiết trong việc đưa EPR vào thực hiện tại Việt Nam” đã được diễn ra nhằm đưa ra tầm quan trọng của cách tiếp cận môi trường nơi mà trách nhiệm của Nhà sản xuất (NSX) được mở rộng đến giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm.

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực về môi trường, bao gồm:

  • Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng: Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, Nguyên Phó tổng cục trưởng, Tổng cục môi trường
  • Bà Nguyễn Hoàng Phượng: Chuyên gia tư vấn Chính sách và Pháp luật
  • Bà Quách Thị Xuân: Điều phối viên Liên minh Không rác thải Việt Nam
  • Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Đồng sáng lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh GreenHub
  • Ông Nguyễn Thi: Chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Hoàng Phượng đã nêu lên những mặt tốt mà EPR có thể đem lại cho Việt Nam:

  • Chuyển giao gánh nặng tài chính của quản lý giai đoạn kết thúc vòng đời sản phẩm từ chính quyền địa phương sang cho NSX
  • Giảm thải bỏ, tăng tỉ lệ tái chế.
  • Thúc đẩy sự thay đổi trong thiết kế theo hướng thân thiện với môi trường hơn của NSX, thông qua nguyên liệu, sản phẩm ít độc hại, dễ thu gom, dễ tái chế.
  • Thay vì là một gánh nặng, EPR còn giúp tạo ra các cơ hội kinh tế tại Việt Nam. Do tại Việt Nam có nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhỏ và sở hữu một lượng lớn các lao động phi chính thức tham gia vào hệ thống quản lý chất thải rắn

Theo bà, những áp lực về chất thải sẽ tăng và tiếp tục tăng trong tương lai nếu không có cách chính sách, hoạt động đúng đắn: “… World Bank ước tính rằng chất thải rắn ở Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng ít hơn 15 năm, tăng nhanh hơn sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng như năng lực quản lý. Ít nhất 80% chi phí quản lý rác thải rắn hiện tại vẫn đang được hỗ trợ bởi Chính phủ, nhưng vẫn chưa thể thu gom được 15-16% tổng lượng chất thải ở khu vực đô thị, và 45-60% ở khu vực nông thôn chưa thể thu gom.”

Cùng với đó, bà Quách Thị Xuân trình bày các nội dung của thư kiến nghị liên quan tới dự thảo EPR tại Việt Nam, bao gồm 4 kiến nghị chính:

  • Không lùi thời điểm thực hiện quy định trách nhiệm EPR so với dự thảo ngày 30/08/2021. Do môi trường Việt Nam đã cực kỳ ô nhiễm và việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sinh kế và sức khỏe của người dân. Vì thế, trách nhiệm môi trường không chỉ của riêng người dân, người tiêu dùng mà còn của cả Nhà Sản Xuất.
  • Tăng tỷ lệ tái chế bắt buộc, tăng mức đóng góp tài chính để đảm bảo thực hiện các chiến lược môi trường quốc gia.
  • Quy định rõ vai trò của các tổ chức khoa học ngoài công lập về môi trường và hiệp hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong cơ chế EPR, cụ thể là trong hội đồng EPR Quốc gia trong việc giám sát việc thực hiện EPR. Vai trò của cộng đồng và các tổ chức môi trường là vô cùng lớn trong việc xác định các vụ việc vi phạm môi trường, theo chủ trương “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” tại Việt Nam.
  • Nguồn đóng góp tài chính từ EPR phải được chi trực tiếp cho tái chế, xử lý chất thải, tăng cường hỗ trợ địa phương xử lý chất thải mà không đưa vào Ngân sách Nhà nước. Do các khoản đóng góp này không phải thuế, phí hay lệ phí nên khoản đóng góp này không được nhập vào ngân sách chung, mà phải chi cho hoạt động quản lý rác thải.

Về vai trò của quản lý rác thải sẽ thay đổi như thế nào khi việc sớm đưa nghị định EPR vào thi hành, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho rằng: “EPR là một trong những biện pháp, không phải công cụ vạn năng, nhưng có hỗ trơ giải quyết vấn đề vấn đề tồn tại. Cần có lộ trình, phương pháp, các bên cùng quyết tâm làm: Có thể không lùi với một số sản phẩm, để có lộ trình. Cần phải cụ thể hóa các điều của Luật đúng mục đích, theo lộ trình, để các bên hiểu về trách nhiệm của mình là quan trọng nhất. Cần có lộ trình áp dụng EPR với các ngành hàng. Có phương án thu, chi như thế nào cho minh bạch, không nên tạo cơ chế xin cho, tạo lợi ích nhóm. Nên thêm các tổ chức khác vào trong tổ công tác EPR quốc gia.”

Lý giải vì sao EPR sẽ tạo cơ hội cho ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam, ông Hoàng Đức Vượng – Chủ tịch hội Nhựa tái sinh – phát biểu: “Đây là cơ hội bảo vệ môi trường. Rác thải tại Việt Nam hiện nay có giá trị thấp và có một số rác giá trị cao thải ra bãi rác. Các làng tái chế thải khí thải, rác thải, bị lên án ô nhiễm môi trường. Nhưng không có các làng tái chế thì rất ô nhiễm, vì họ cũng có vai trò thu gom và tái chế. Tiêu dùng nhanh, tăng trưởng nhanh nên nhiều rác dẫn đến nhiều làng nghề và nếu không hỗ trợ xử lý nước thải thì lại ô nhiễm.” Hơn nữa, ông Vượng khẳng định rằng đây là một cơ hội để giảm chi phí nhập nguyên vật liệu cho Việt Nam, cạnh tranh với các nước: “…Khi có đóng góp tài chính cho tái chế, có hỗ trợ của các Sở ngành, có giấy phép tái chế và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thì các đơn vị đó có thể phát triển – vừa bảo vệ môi trường, vừa phát triển ngành công nghiệp.”

Về vai trò của các Tổ chức khoa học trong nghị định EPR, bà Nguyễn Thị Thu Trang khẳng định rằng các Tổ chức khoa học công nghệ đã đồng hành trong dự thảo 1,2,3 của EPR. Hơn nữa, bà Trang cho rằng vấn đề rác thải không chỉ của nhà nước và cần kết hợp các bên: ” Cần điều hòa lợi ích các bên, tham gia tích cực thực hiện chính sách, chủ trương. Phát triển tính tích cực của cộng đồng dân cư, các tổ chức môi tường đóng góp lớn trong phát hiện vi phạm môi trường. Các tổ chức ngoài công lập không chỉ có quyền mà còn có năng lực, giúp giám sát, thực hiện EPR. Từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp và các bên liên quan. Ngoài ra, hiện nay sự quan tâm của doanh nghiệp là sẵn sàng thực hiện EPR, nhưng làm thế nào để biết giải quyết đúng vấn đề về rác thải. Sự tham gia của nhiều bên sẽ giải quyết vấn đề này. Các tổ chức đóng vai trò trung gian, giúp thực hiện hiệu quả và giám sát quá trình thực hiện EPR với các bên liên quan”

Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghị định EPR, ông Hoàng Đức Vượng và tiến sĩ Hoàng Dương Tùng trả lời:

  • Hiện tại chỉ mới bắt buộc doanh nghiệp và người tiêu dùng chịu chi phí xả thải mà yêu cầu cơ sở hạ tầng thì chưa thể sẵn sàng. Để sẵn sàng, Bộ TNMT đưa ra tỷ lệ tái chế thấp thôi, xây dựng nhà máy tái chế nhanh. Khi EPR thực hiện thì các nhà tái chế đang nhập khẩu, có giấy phép tái chế sẽ quay lại tái chế trong nước và sẽ đáp ứng 20-30% tái chế. Một số doanh nghiệp đề nghị chỉ tăng 5% trên 3 năm thì không ổn, nên 5% một năm.
  • Chính sách tốt thì tăng tỷ lệ tái chế là không khó. Khi có chính sách, công nghệ thì có thể thực hiện được. Có lộ trình thì sẽ đến đích. Tuy nhiên trong chất thải điện tử thì không đơn giản. Các làng tái chế – tái chế các kim loại quý thì xuất khẩu chui. Các doanh nghiệp cần có lộ trình để thực hiện được. Hệ thống thu gom hiện tại, nhỏ lẻ.