Chúng ta có thật sự hiểu được rác thải nhựa?

“Dùng túi nilon nhiều là không tốt”, “Cần phải bảo vệ môi trường”,… những câu nói và suy nghĩ như vậy không xa lạ với bất kỳ ai. 

Nhưng,

Nếu trong tay bạn có một chai đã uống hết, bạn sẽ vứt đi hay dùng tiếp?

Nếu dùng tiếp thì dùng đến khi nào? Bạn có biết rằng có những loại nhựa độc hại?

Nếu vứt đi thì vứt đâu cho đúng? Bạn có phân biệt được ký hiệu của các sản phẩm nhựa không?

Những câu hỏi trên đều dẫn đến kiến thức và nhận thức của người dân về rác thải nhựa. 

Thông qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng, kết quả đã cho thấy: 

  • Người dân có hiểu biết ban đầu về vấn đề rác thải nhựa, tuy nhiên các kiến thức này chưa toàn diện và đầy đủ.
  • Người trả lời có ý thức về việc giảm thiểu rác thải nhựa thông qua nhiều hình thức khác nhau và đều cho biết cần phải giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, họ chưa thật sự hiểu rõ trách nhiệm của mình.
  • Người dân đã có ý thức phân loại rác nhưng việc này chưa được thực hiện đồng bộ và ở trên quy mô lớn.

Những kết quả trên đã có thấy tín hiệu tích cực về ý thức giảm thiểu rác thải nhựa của người dân tại Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những giải phải phù hợp nhất và hiệu quả nhất giúp đẩy lùi ‘ô nhiễm trắng’, giữ gìn vẻ đẹp của Việt Nam. Đó chính là thành quả mà dự án LSPP hướng đến.

DỰ ÁN “GIẢM Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA VỚI CÁC GIẢI PHÁP ĐỊA PHƯƠNG” (Local Solutions for Plastic Pollution – LSPP)

Thông tin chi tiết: http://bit.ly/GH_LSPP

#GreenHub #LSPP  #USAID #GreenLife #WasteManagement #SustainableAgriculture #SustainableDevelopment

Số liệu dựa trên kết quả khảo sát 558 đối tượng bao gồm 347 đối tượng tại 4 địa bàn dự án: Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng và Hội An và 211 đối tượng trả lời bộ câu hỏi bán cấu trúc được chia sẻ trực tuyến.

——-

Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường”  thực hiện bởi GreenHub cùng 03 đối tác (ISPONRE, HUPH-VOHUN, GIMASYS).