LÀM NÔNG NGHIỆP MÙA COVID KHÓ ĐẾN NHƯỜNG NÀO?

Giống như mọi ngành nghề khác, Nông nghiệp cũng không nằm ngoài tác động của COVID-19. Hệ lụy là chuỗi cung ứng sản phẩm trên toàn cầu bị đứt gãy, người nông dân là đối tượng chịu tổn thương lớn nhất, tiếp theo là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) nhận định rằng COVID-19 đang ảnh hưởng đến nông nghiệp ở hai khía cạnh quan trọng: cung và cầu lương thực.

Nhìn chung, nhu cầu lương thực giảm nhẹ trên toàn thế giới do bấp bênh và khả năng chi tiêu của người dân. Tình hình sẽ còn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu đại dịch tiếp tục kéo dài do thu nhập giảm và mất việc làm.

Để thích nghi với khó khăn trong mùa dịch bệnh, mọi người bắt đầu với việc tự cung cấp thực phẩm bền vững hơn để bù đắp sự thiếu hụt về nguồn cung.

Cùng tìm hiểu thêm về tình hình của ngành nông nghiệp trong thời kỳ COVID-19 và cách những người trong nghề đã vượt qua như thế nào?

Cung cấp lương thực là khía cạnh chịu ảnh hưởng mạnh do COVID. Bởi lẽ, nhiều người dân không thể tiếp cận nguồn thực phẩm dồi dào, do các siêu thị, nhà máy tạm dừng hoạt động, các trang trại thiếu nhân công. Ngoài ra, người dân cũng hạn chế các hoạt động giao thương mua bán để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Ngoài ra, vấn đề an ninh lương thực cũng là vấn đề đáng lo ngại cần có phương án giải quyết ngay lập tức. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dự đoán rằng một cuộc khủng hoảng lương thực sắp xảy ra và có khả năng ảnh hưởng tới mọi đối tượng của ngành Thực phẩm.

Có một điểm sáng bất ngờ được nhìn thấy rõ ràng hơn trong thời kỳ đại dịch COVID trên thế giới là mọi người đang thể hiện sự quan tâm đến việc tự cung cấp thực phẩm nhiều hơn và bền vững hơn để bù đắp sự thiếu hụt về nguồn cung. Đó chính là sự gia tăng của các phong trào sản xuất nông nghiệp theo mô hình permaculture (nông nghiệp vĩnh cửu).

Để hồi phục nền kinh tế xã hội trong thời kỳ đại dịch COVID, quỹ từ sáng kiến The Lion’s Share do UNDP và một liên minh các doanh nghiệp và các đối tác Liên hợp quốc, đã chi viện trợ cấp cho một số nước về: Dự án Vườn nông nghiệp permaculture và giảm xung đột giữa voi-người với hàng rào ớt tại Namibia; Dự án Nuôi ong & Làm nông nghiệp permaculture tại Nam Phi; Dự án đào tạo nông nghiệp permaculture tại Nepal; Dự án về Kiến thức nông nghiệp bền vững và dược liệu tự nhiên để hỗ trợ cộng đồng bản địa Achuar tại rừng nhiệt đới Amazon của Ecuador; Dự án về nông nghiệp permaculture và phục hồi sản xuất địa phương ở Nepal.

Tại Châu Phi, trong đại dịch COVID, cũng có những trường hợp đáng khích lệ. Tại Swaziland, Trung tâm nông nghiệp permaculture Guba đã và đang gia tăng sản xuất sản phẩm duy trì trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay. Tại Sierra Leone, Hiệp hội thể thao cụt một chân (Single Leg Amputee Sports Association) đang thành lập một khu vườn sản xuất nông nghiệp permaculture rộng 10 mẫu Anh, được hỗ trợ bởi Lush.

Tại Châu Á, tại một Trung tâm Đào tạo Địa điểm Bình yên tạ Pati, Indonesia, các hoạt động của trẻ em như vui chơi, làm việc và làm vườn ngoài trời đã tiếp tục diễn ra trong thời gian đại dịch nhờ bởi Kế hoạch sản xuất nông nghiệp permaculture được hỗ trợ bởi Australian Friends, Paula và Ian Paananen.

Và còn rất nhiều phong trào sản xuất nông nghiệp permaculture trong thời kỳ đại dịch nữa. Các phong trào đó không chỉ bó hẹp ở hoạt động sản xuất, mà còn mở rộng ra hoạt động giáo dục cho trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung.

——-

Nguồn tham khảo:

1.http://www.scielo.org.pe/scielo.php…

2.https://independentaustralia.net/…/covid-19-pandemic…

3.https://www.undp.org/…/The_Lions_Share_provides…

4.https://www.worldpackers.com/search/asia/type_permaculture

5.https://wagingnonviolence.org/…/how-permaculture-can…/

6.https://sustainablefoodtrust.org/…/the-shadow-of-covid…/

——–

Bài viết nằm trong chuyên mục Đọc Sâu Hiểu Lâu: Permaculture. Đọc hiểu và cùng lan tỏa những giá trị tốt đẹp cùng GreenHub.