Skip links

Ô nhiễm nhựa & Rác thải biển

Cùng hành động vì một Việt Nam Xanh

Sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, quá trình đô thị hoá và thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn tới khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn quốc. Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, lượng nhựa sử dụng hằng năm tại Việt Nam tăng đáng kể, từ 3.8 kg/người năm 1990 tới 41 kg/người năm 2015 (BTNMT, 2020) và chạm ngưỡng 81 kg/người năm 2019 (IUCN-EA-QUANTIS, 2020). Khoảng 72% số nhựa đã sử dụng trở thành rác thải (tương đương với 58 kg rác/người/năm). Theo kết quả khảo sát của GreenHub năm 2021 trong dự án của World Bank (Ngân hàng Thế giới) tại 10 tỉnh thành phố ven biển Việt Nam, 93,6% rác thải rò rỉ ra ngoài môi trường là nhựa.

Đứng trước cuộc khủng hoảng toàn cầu này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm nhằm đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm nhựa nói chung và rác thải biển nói riêng thông qua các quyết định như ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và đưa ra các nguyên tắc, xác định khuôn khổ pháp lý trong cơ chế Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề về ô nhiễm nhựa và rác thải biển, GreenHub thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường năng lực cho người dân địa phương trong quản lý rác thải nhựa, đồng thời nghiên cứu, giám sát, đánh giá và định lượng rác thải biển, củng cố mạng lưới về quản lý chất thải biển, ô nhiễm nhựa và vận động chính sách.

Nội dung liên quan

Explore
Drag